Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
Last updated: May 03, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 04 Mar 2019 Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào?
- 16 Mar 2022 [INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I)
Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật. Trong triết học và lịch sử loài người luôn có 2 phạm trù đối lập "mâu thuẫn" (như "tương khắc") và "thống nhất" (như "tương sinh"), ngoài ra có phạm trù "đấu tranh" (như "chế hóa"). Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngũ hành là gì? Ngũ hành tương khắc là gì? Mỗi hành sẽ tương khắc với các hành nào để có thể có sự lựa chọn chính xác. Hãy vận dụng thuyết này trong quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự.
Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau. Không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ và tương thân, tương cụ, tất cả kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
Tương Sinh Là Gì?
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
- Ngược lại với hướng vận động của tương sinh: (Kim > Thổ > Hoả > Mộc > Thuỷ > Kim) là Tương thân (gần gũi, gắn bó với nhau).
Tương Khắc Là Gì?
Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt, sự biến hóa trở thành bất thường, cái bình thường trở thành cái "đột biến". Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.
- Tương thừa: nghĩa là khắc quá đỗi.
- Tương vũ: nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại.
- Ngược lại với hướng vận động của tương khắc: (Kim > Hoả > Thuỷ > Thổ > Mộc > Kim) là Tương cụ (nể nang, e ngại, nể ngại chứ không hại).
Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Bản chất của tương quan Ngũ hành là không có tương Sinh và tương Khắc tuyệt đối, cũng như ngược lại với nó là quan hệ tương Thân và tương Cụ. Mỗi hành đều có sự tác động trực tiếp lên hành khác đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các hành còn lại. Vì thế một môi trường với ngũ hành cân bằng là điều rất lý tưởng.
Mở rộng ra, một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa (controlling), thừa thắng (generating) và hạ nhục (insulting), bổ (feeding) - tả (weakening) thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên. Ngoài ra còn liên quan tới quy luật tương khắc, tương nhập của thuyết Âm Dương. VD: Hỏa (dương) có thể khắc Kim (âm) nhưng không phải chung 1 tầng thứ với nhau mà sẽ làm đảo lộn việc Kim (âm) sinh Thủy (âm) mà có thể sẽ không còn sinh nữa hoặc sinh ra Thủy (dương).
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự...
Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Nói cách khác là hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Ứng Dụng Thuyết Ngũ Hành Trong Quản Trị Kinh Doanh
Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, chúng ta cần lựa chọn một công cụ quản lý, mô hình quản lý phù hợp (Thí dụ KIM có thể là mô hình quản lý tập trung, hay phân tán, công cụ quản lý KPI, BSC…), áp dụng và vận dụng phương pháp, cách thức (THỦY - một cách linh hoạt theo đúng tính chất của nước: ở bầu thì tròn ở ống thì dài) để quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Từ việc áp dụng công cụ, mô hình và phương pháp hiệu quả sẽ tác động đến trực tiếp người lao động (MỘC-dụng nhân như dụng Mộc).
Mỗi người lao động đều có khả năng của riêng mình, kỹ năng riêng mình và vận dụng thật tốt kỹ năng, kiến thức của họ vào đúng công việc phù hợp. Và tiếp theo, sau khi sử dụng các công cụ, dụng cụ, tác động đến người lao động thì chắc chắn cá tính (tính cách) của mỗi người lao động sẽ thay đổi (tích cực, tiêu cực, không thay đổi) (HỎA).
Cuối cùng nó sẽ tác động đến tổ chức, môi trường lao động và làm việc. Người lao động sống trong 1 môi trường tốt được đãi ngộ, được quan tâm, được học hỏi, giao lưu…sẽ có những tác động tốt đến môi trường làm việc (THỔ) là tấm gương sáng… ngược lại, nếu cá nhân bị ảnh hưởng bởi cá tính chưa tốt, có thể gây tổn hại cho tổ chức.
Với chiều ngược lại. Tương Khắc. xin lấy ví dụ đơn giản là THỦY – khắc HỎA: nếu chúng ta có công cụ quản lý hữu hiệu, mô hình quản lý thật hay, nhưng phương pháp và cách thức áp dụng (THỦY) không phù hợp sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến (cá tính, tính cách của mỗi cá nhân-HỎA) và có thể gây nên những sự thay đổi, hoặc tác động không tốt cho mô hình (tương khắc) hoặc tổ chức (tương sinh).
Một quốc gia có hệ thống đa đảng, đa nguyên cũng không nằm ngoài quy luật ngũ hành này. Khi một đảng phái lên lãnh đạo, thì việc đầu tiên là sẽ lập ê kíp bao gồm những người "tương thân". Thí dụ ở Mỹ, thượng viện có thể do Đảng Cộng Hòa chiếm đa số, nhưng Hạ Viện lại do Đảng Dân Chủ kiểm soát. Luật tương khắc sẽ giúp cân bằng quyền lực, đem lại lợi ích cho nhân dân và quốc gia.
Xem thêm: Vận dụng phương pháp ngũ hành trong xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh
Luật Xung-Khắc Trong Quản Trị Nhân Sự
Chúng ta rất hay gặp các tình huống "hợp cạ", "bất hòa" khi quyết định giao việc cho 2 người làm việc cùng nhau. Nếu 2 người đó từng làm việc với nhau hiệu quả thì người quản lý cần tạo điều kiện để họ tiếp tục "pair" với nhau.
Trong quản lý dự án phần mềm, chúng ta xếp các Kiểm thử viên (Tester) vào nhóm "Kim" để giám sát lỗi của các kỹ sư lập trình (nhóm "Mộc" - dụng nhân như dụng Mộc). Tuy nhiến Tester là con người nên cũng có lỗi chủ quan và đôi khi làm việc theo cảm xúc, theo lợi ích nhóm, do đó chúng ta lại sắp xếp các chuyên gia phân tích (BA) sẽ xếp vào nhóm "Hỏa" để kiểm tra kết quả kiểm thử chất lượng của Kiểm thử viên. BA thường đóng vai trò như người dùng cuối để thao tác toàn bộ vòng đời của hệ thống, nếu vẫn có khá nhiều lỗi kỹ thuật, BA sẽ trả lại cho nhóm Tester tiếp tục tiến hành kiểm thử. Tương tự như vậy Tester có quyền "từ chối" test tiếp nếu lập trình viên không tự test các lỗi cơ bản.
Vậy ai là người giám sát BA? Đó chính là PM (quản lý dự án), khách hàng, quản lý sản phẩm (product owner). Chúng ta lại có phương pháp bottom-up là các nhân viên có quyền đánh giá năng lực của PM. Đối với khách hàng, sẽ có nhóm Sales hoặc Business Developer tiếp cận nghiệm thu và ngăn cản đưa quá nhiều yêu cầu thay đổi (hiện tượng quả cầu tuyết).
Chú ý: Thuyết ngũ hành không có mối tương quan với mô hình 5 giai đoạn phát triển nhóm (Tuckman Ladder)
Xem thêm: Mô hình Tuckman Ladder với 5 giai đoạn phát triển nhóm
Phương Pháp Đánh Giá 360 Độ (Feedback) Không Tách Rời Thuyết Ngũ Hành
Xem thêm: Phản hồi 360 độ là gì? Các chiến thuật hiệu quả trong áp dụng phương pháp phản hồi 360 độ
Bạn không thể để 2 người từng có lịch sử bất hòa có cơ hội đánh giá nhau. Chỉ vô ích và tốn thời gian!
Bạn cũng không thể sắp xếp 2 người xa lạ có lĩnh vực chuyên môn tương đồng đánh giá lẫn nhau. Chắc chắn họ chỉ nhận xét tiêu cực 100%.
Bạn cũng không thể bắt người đánh giá phải có tâm, có tầm. Vì họ chỉ mong muốn đạt được lợi ích của họ.
Để đảm bảo người đánh giá đưa ra thông tin khách quan, hãy sắp xếp cơ chế sao cho luôn luôn có một người khác ngăn họ đưa ra thông tin sai lệch. Hãy làm sao để người đánh giá nhận ra hậu quả khi cố tình làm sai lệch kết quả.
Nguồn: TIGO Software