Phân tích tổ hợp (Cohort Analysis) là gì?
Last updated: January 12, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 01 Nov 2023 Lệnh thay đổi kỹ thuật (Engineering Change Order - ECO) là gì?
- 03 Nov 2022 BAU (Business-As-Usual) là gì?
- 03 May 2019 Business Rule là gì?
- 01 Nov 2022 Like for like là gì
Cohort Analysis là gì?
Phân tích tổ hợp, tiếng Anh là "Cohort Analysis".
Phân tích tổ hợp là một loại phân tích hành vi trong đó bạn lấy một nhóm người dùng và phân tích khuôn mẫu sử dụng (usage pattern) của họ dựa trên các đặc điểm chung của họ để theo dõi và hiểu rõ hơn hành động. Một Cohort đơn giản là một nhóm người có những đặc điểm chung.
Case-cohort study là phân tích tổng hợp chung theo nhóm. Ngược với Case-cohort study là phân tích tình huống cụ thể (Case-control study).
Cohort Analysis là một kỹ thuật phân tích trong Marketing tập trung vào việc phân tích hành vi của một nhóm người dùng / khách hàng có chung một đặc điểm trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó khám phá những hiểu biết sâu sắc về trải nghiệm của những khách hàng để cải thiện những trải nghiệm đó.
Có 2 loại Cohort Analytics:
- Acquisition cohorts (nhóm tổ hợp chuyển đổi): Nhóm Cohort này phân chia người dùng dựa trên thời điểm họ có được hoặc đăng ký một sản phẩm. Tùy thuộc vào sản phẩm của bạn, chuyển đổi người dùng có thể được theo dõi hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
- Behavioral cohorts (nhóm tổ hợp về hành vi): Nhóm tổ hợp hành vi người dùng dựa trên các hoạt động mà họ thực hiện trong ứng dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tại sao cần sử dụng Cohort Analysis?
Ví dụ: Các công ty Thương mại điện tử có thể sử dụng Cohort để phát hiện các sản phẩm có nhiều tiềm năng tăng trưởng doanh số hơn. Trong Digital Marketing, nó có thể giúp xác định các trang web hoạt động tốt dựa trên thời gian dành cho trang web, chuyển đổi (chốt đơn bán) hoặc đăng ký (thuê bao). Trong tiếp thị sản phẩm, phân tích này có thể được sử dụng để xác định sự thành công của tỷ lệ chấp nhận tính năng và cũng để giảm tỷ lệ churn.
Cohort Analysis giúp bạn theo dõi những người dùng đang dùng thử sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu xem họ thích gì, không thích gì và họ mong muốn sản phẩm của bạn làm được điều gì. Bạn cũng có thể thực hiện khảo sát người dùng, là các bảng câu hỏi được gửi qua email hoặc lưu trữ trực tuyến. Những phương pháp này sẽ không giúp bạn thu hút ngay lập tức nhưng chúng sẽ giúp bạn hiểu khách hàng của mình hơn. Với kiến thức này, bạn có thể cải thiện sản phẩm của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khi bạn có lực kéo, bạn cũng sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn hơn.
Ưu điểm của Cohort Analysis
- Cung cấp chất lượng dữ liệu tốt hơn về mức độ phơi bày (exposure) chính cũng như về các biến gây nhiễu (confounding variables).
- Có thể kiểm tra nhiều kết quả cùng một lúc.
- Vì mức độ phơi bày được đánh giá trước khi kết quả xảy ra nên chúng ít có xu hướng sai lệch hơn.
Nhược điểm của Cohort Analysis
- Tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian hơn.
- Không hiệu quả đối với các vấn đề có độ trễ dài.
- Những tổn thất cần theo dõi có thể làm sai lệch thước đo mối liên hệ.
Ứng dụng của Cohort Analysis
Cohort Analysis được sử dụng rộng rãi trong các ngành dọc sau:
- E-commerce (Thương mại điện tử)
- Mobile apps (Ứng dụng di động)
- Cloud software (Phần mềm đám mây)
- Digital marketing
- Web Analysis
- Online gaming
User Case: Thực hiện phân tích Cohort bằng Google Analytics
Ở đầu báo cáo, bạn sẽ tìm thấy một số cài đặt nhóm Cohort có thể được tinh chỉnh để tạo báo cáo nhóm. Các cài đặt mà bạn có thể điều chỉnh bao gồm loại nhóm thuần tập, kích thước nhóm, số liệu và phạm vi ngày.
Đây là những gì mỗi thuật ngữ này viết tắt:
- Cohort Type: Nhóm khách hàng / nhóm dữ liệu bạn muốn phân tích. Hiện tại, Google Analytics chỉ cung cấp một loại Acquisition Cohort, đó là lần đầu tiên người dùng tương tác với nội dung của bạn.
- Cohort Size – Quy mô nhóm: Quy mô nhóm đề cập đến khoảng thời gian mà bạn muốn thực hiện phân tích theo nhóm. Đây có thể là một ngày, một tuần hoặc một tháng.
- Date Range – Phạm vi ngày: Khoảng thời gian mà bạn muốn thực hiện phân tích theo nhóm được đặt trong phạm vi ngày. Google Analytics cung cấp phạm vi ngày cho một tháng, “2 tháng qua” và “3 tháng qua”.
- Metric – Chỉ số: Báo cáo phân tích theo nhóm Cohort có thể được tập trung vào các chỉ số cụ thể cho mỗi người dùng. Chỉ số mặc định được đặt trong Google Analytics là tỷ lệ giữ chân người dùng (User Retention). Các chỉ số khác mà bạn có thể chọn bao gồm:
- Goal completions per user – Số lần hoàn thành mục tiêu trên mỗi người dùng
- Pageviews per user – Số lần xem trang trên mỗi người dùng
- Revenue per user – Doanh thu trên mỗi người dùng
- Session duration per user – Số phiên trên mỗi người dùng
- Sessions per user – Giao dịch trên mỗi người dùng
- Transactions per user