
Tại sao lỗi phần mềm được gọi là "Bug"?
Last updated: July 23, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 03 Feb 2020
Chất lượng là gì? Đẳng cấp là gì? Cùng tìm hiểu toàn diện từ góc nhìn chuyên gia. 393
- 30 Jul 2021
14 Nguyên Tắc Quản Lý Của Deming Là Gì? 329
- 17 Mar 2020
Mô hình “Service Gaps Model” quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ 281
- 18 Jun 2021
Cost of Quality - Chi phí cho chất lượng sản phẩm là gì? 208
- 14 Dec 2021
Kano Model Analysis là gì? 190
- 10 Aug 2019
Tại sao tôi chọn công thức "Work Smart" mà không phải "Work Hard"? 150
- 28 Jul 2021
Checklist là gì? Tầm quan trọng của checklist trong công việc 116
- 29 Dec 2024
Phí Phạm Không Phải Lúc Nào Cũng Xấu – Đây Là Lý Do Tại Sao! 55
Nguồn gốc tên gọi “bug”?
Theo tài liệu ghi nhận được thì Thomas Edison là người đầu tiên sử dụng từ "bug" vào những năm 1870, nhưng Ada Lovelace chính là người đầu tiên phát hiện phần mềm có khả năng bị vấn đề do lỗi trong khâu lập trình.
Con "bướm đêm" của Grace Hopper
Bug khác với Defect như thế nào?
Những loại bug thường gặp trong lập trình
Trong quá trình phát triển phần mềm, lập trình viên thường xuyên đối mặt với nhiều loại bug khác nhau – từ nhỏ nhặt đến nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại lỗi phổ biến mà bất kỳ developer nào cũng từng trải qua:
-
Bug cú pháp (Syntax Bug): Đây là loại lỗi thường gặp nhất, xuất phát từ những sai sót nhỏ như quên dấu chấm phẩy
;
, đóng/mở ngoặc không đúng()
,{}
hoặc thụt lề sai trong các ngôn ngữ nhạy cảm với khoảng trắng như Python. Tuy nhỏ nhưng những lỗi này có thể khiến cả chương trình không chạy được, và đôi khi phải mất hàng giờ để tìm ra nguyên nhân chỉ vì một ký tự thiếu. -
Bug logic (Logic Bug): Dù code biên dịch thành công và không báo lỗi cú pháp, chương trình vẫn có thể cho ra kết quả sai vì lỗi logic. Thường là do sai trong điều kiện if-else, vòng lặp không đúng, hoặc thuật toán không chính xác với yêu cầu bài toán.
-
Bug môi trường (Environment Bug): Có những lỗi chỉ xuất hiện trong môi trường chạy cụ thể — chẳng hạn như hệ điều hành, phiên bản trình biên dịch, framework hoặc thư viện đã lỗi thời. Lúc này, dù code được review kỹ lưỡng, chương trình vẫn xảy ra sự cố nếu không kiểm tra đúng môi trường triển khai.
-
Bug đặt tên và trùng lặp biến (Naming Conflict Bug): Sử dụng tên biến, hàm hoặc lớp trùng với từ khóa hệ thống, hoặc đặt tên thiếu rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm, cũng có thể tạo ra lỗi khó dò. Một vài lỗi dạng này không xuất hiện ngay lập tức, nhưng gây ảnh hưởng trong quá trình mở rộng hoặc bảo trì mã nguồn.
-
Bug hiệu năng (Performance Bug): Dù không gây lỗi sai kết quả, các bug này làm chương trình chạy chậm, tiêu tốn bộ nhớ hoặc dẫn đến treo hệ thống. Chúng thường liên quan đến việc xử lý vòng lặp lớn, truy vấn dữ liệu nặng hoặc tối ưu hóa chưa tốt.
-
Bug bảo mật (Security Bug): Đây là những lỗi cực kỳ nguy hiểm vì có thể bị hacker khai thác. Chúng thường ẩn mình trong logic xử lý dữ liệu đầu vào, lỗi phân quyền truy cập, hoặc do thiếu kiểm tra dữ liệu người dùng gửi lên (input validation).
-
Bug "ẩn thân" (Hidden/Intermittent Bug): Những lỗi chỉ xuất hiện ngẫu nhiên, khó tái hiện. Chúng có thể không xảy ra khi test nhưng lại phát sinh khi người dùng tương tác thật, do dữ liệu hoặc điều kiện thực tế phức tạp hơn. Đây là loại bug khiến tester và developer đau đầu nhất.
Phần mềm ZERO BUG có thực sự tồn tại không?
Trên thực tế, phần mềm "zero bug" gần như không tồn tại, đặc biệt là với những hệ thống phức tạp và có lượng người dùng lớn. Lý do là vì môi trường sử dụng, thiết bị, hành vi người dùng và các tình huống thực tế luôn đa dạng và khó lường. Tuy nhiên, triết lý Zero Bug Bounce (ZBB) — tức là luôn duy trì số bug tồn đọng ở mức 0 tại thời điểm chốt phiên bản — vẫn được xem là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả hơn so với việc tuyệt đối hóa chất lượng phần mềm. ZBB giúp nhóm phát triển phản ứng nhanh với các lỗi mới phát sinh, giữ cho backlog luôn gọn gàng và đảm bảo sản phẩm duy trì được độ ổn định cao mà không rơi vào tình trạng “đuổi theo sự hoàn hảo”. Thay vì theo đuổi một ảo tưởng không bug, ZBB tập trung vào tính kỷ luật, tốc độ phản hồi và khả năng kiểm soát rủi ro — những yếu tố quan trọng trong môi trường Agile và DevOps hiện đại.
Vừa là "Bug" vừa không phải là "Bug"
"Bug" có thể là hiện tượng "chạy tốt trong phòng lab (môi trường phát triển, môi trường sanbox) nhưng không chạy trên môi trường công cộng hoặc máy tính khách hàng"
Không phải lúc nào một lỗi cũng được xem là "bug" thực sự. Có những trường hợp lỗi xảy ra nhưng không nằm trong phạm vi đặc tả thiết kế ban đầu, không gây khó chịu cho người dùng, và không ảnh hưởng đến chức năng chính của sản phẩm. Ngoài ra, đôi khi lỗi không bắt nguồn từ ứng dụng hay hệ thống, mà lại xuất phát từ thiết bị của người dùng — ví dụ như trình duyệt lỗi thời, phần cứng không tương thích, hay kết nối không ổn định. Những trường hợp này tuy trông giống "bug", nhưng về bản chất, chúng không phải là vấn đề thuộc về sản phẩm.
Kết
Dù là lỗi nhỏ hay lớn, bug luôn là cơn ác mộng của mọi lập trình viên. Các lập trình viên hay nói vui với nhau rằng "tôi bị bug đè" - ám chỉ bugs đến dồn dập sau một đêm. Vai trò của QA/Testers là không thể thiếu trong việc phát hiện, tái hiện và báo cáo bug để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quy trình debug (tìm lỗi) và fix bug (sửa lỗi) là bước quan trọng trong vòng đời phát triển phần mềm, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và đảm bảo độ tin cậy cho hệ thống.
- “Bug” trong lĩnh vực công nghệ thông tin là thuật ngữ chỉ các lỗi phát sinh không mong muốn trong phần mềm hoặc phần cứng máy tính.
- Những lỗi này thường xuất phát từ sai sót của con người trong quá trình thiết kế, lập trình hoặc triển khai hệ thống.
- Quá trình phát hiện và loại bỏ bug được gọi là "debug", một bước quan trọng để đảm bảo phần mềm hoạt động đúng như mong đợi.
- Bug có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, trải nghiệm người dùng, thậm chí làm gián đoạn hệ thống hạ tầng trọng yếu.
- Theo các tài liệu ghi nhận, Thomas Edison là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “bug” vào những năm 1870 để mô tả các lỗi kỹ thuật trong hệ thống điện mà ông phát triển.
Automation Lead, TIGO Solutions
