10 nghịch lý quản trị khiến tổ chức mãi loay hoay
Last updated: July 21, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 15 Feb 2021
Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý 495
- 15 Feb 2021
Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý 495
- 15 Apr 2023
Nghịch lý từ câu chuyện “một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo gây thù” 481
- 04 Mar 2019
Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào? 425
- 09 Aug 2022
Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui 392
- 10 Sep 2024
Cây dừa giữa giông bão: Bình tĩnh sống giữa trạng thái “VUCA” 374
- 18 Jul 2020
Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần 354
- 12 Jun 2022
Marcus Aurelius: Hạnh phúc phụ thuộc vào chất lượng của những suy nghĩ 351
- 22 May 2022
Tư duy ngoài hộp (Thinking out of box) là gì? Tại sao quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp? 291
- 01 Jan 2022
Luật chơi trong quản lý doanh nghiệp 282
- 08 Mar 2021
PMO là gì? Vai trò của PMO trong quản trị doanh nghiệp? 259
- 19 Dec 2024
Quy Tắc Hai Chiếc Pizza của Jeff Bezos: Bí Quyết Họp Hành Tinh Gọn và Hiệu Quả 254
- 11 Feb 2020
MBWA - phong cách quản lý hiệu quả bằng cách đi vòng vòng 194
- 01 Jun 2021
5 "điểm chết" trong teamwork 190
- 01 Sep 2023
Định luật Goodhart và định luật Campbell - Nghịch lý về thành tích 178
- 02 Oct 2023
Ngôi Chùa Trăm Năm và Viên Gạch Vỡ: Bài Học Thấm Thía Về Lỗi Nhỏ Trong Bức Tranh Lớn 172
- 03 Sep 2020
Hiệu ứng rắn hổ mang, Luật Goodhart, Campbell & Chuyện thi cử 172
- 10 Sep 2024
Tại sao những thứ chúng ta muốn lại ít khi có được? 166
- 20 Apr 2019
Bạn có phân biệt được các mô hình thuê ngoài Stafffing và Outsourcing? 156
- 04 May 2019
Muốn thành công, người làm kinh doanh cần ghi nhớ 20 nguyên tắc này 139
- 13 Apr 2021
Ví sao thuê nhân sự bên ngoài (staffing outsourcing) là xu hướng mới trong thời đại 4.0? 137
- 09 Jan 2025
10 Nghịch Lý Cuộc Sống Từ Phim Upstream (nghịch hành nhân sinh): Đối Mặt Rủi Ro Trong Thời Đại VUCA 135
- 16 Feb 2024
Nghịch lý của sự hoàn hảo: AI có thể quá tốt để sử dụng? 131
- 11 Sep 2020
Nghịch lý kinh doanh tại Mỹ: Chăm sóc khách hàng không tốt, nhưng công ty lại lãi lớn 123
- 15 Mar 2024
Tê liệt vì suy nghĩ quá nhiều (Analysis Paralysis) là gì? 123
- 11 Jun 2019
Cờ vua, cờ tướng và 7 bài học về tư duy quản trị 117
- 01 May 2025
Vì Sao Các Cửa Hàng Trung Quốc Không Vội Vã Phục Vụ Khách Hàng? 40
- 07 Mar 2023
Google Maps: Bài Học Tỷ Đô Từ Một Ứng Dụng Miễn Phí 24
- 28 Feb 2025
“Học giỏi” hay “giỏi học”? 2
- 02 May 2025
Vì sao học giỏi mà vẫn nghèo, học dốt lại thành đạt trong cuộc sống? 1
Doanh nghiệp của bạn đang phát triển thật sự… hay chỉ đang "đốt tiền" trong một vòng luẩn quẩn đầy nghịch lý?
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao những người giỏi rời đi, còn những kẻ phá hoại văn hóa thì vẫn được giữ lại? Tại sao những cuộc họp dài dằng dặc không giải quyết được vấn đề thật sự? Tại sao sẵn sàng chi tiền tỷ cho công nghệ, nhưng lại tiếc vài triệu cho người đang tạo ra cải tiến mỗi ngày?
Những câu hỏi này không chỉ là phản ánh thực trạng – mà là hồi chuông cảnh báo cho mọi tổ chức đang mắc kẹt trong sự trì trệ, quản lý lỗi thời và văn hóa ngược đời. Điều nguy hiểm là phần lớn chúng không bộc lộ ngay lập tức, mà ngấm ngầm phá hoại tinh thần, hiệu suất và tương lai doanh nghiệp từng ngày.
Sẵn sàng chi vài tỷ cho một quy trình chưa tối ưu, nhưng lại tiếc vài triệu điều chỉnh lương cho người đang trực tiếp cải tiến quy trình đó mỗi ngày. |
Biết rõ năng lực nào đang thiếu, nhưng thay vì thuê ngoài hoặc hợp tác chuyên gia, lại tốn hàng năm ngân sách đào tạo người chưa phù hợp – rồi kỳ vọng họ sẽ “lột xác”. |
Họp hàng giờ để vẽ chiến lược đột phá, nhưng không dành nổi 15 phút mỗi ngày để hỏi đội vận hành: "Hôm nay vướng gì, cần gỡ gì?" |
Kêu nhân viên thiếu chủ động, nhưng lại thiết lập hệ thống kiểm soát dày đặc, khiến chẳng ai dám nghĩ khác, làm khác. |
Tuyển người giỏi để bứt phá, nhưng rồi giao việc lặt vặt, không đúng chuyên môn, cuối cùng kết luận: “Không phù hợp văn hoá”. |
Nói trọng dụng nhân tài, nhưng lại ưu ái người “dễ bảo”, làm đúng ý sếp hơn là người dám phản biện để tạo ra giá trị mới. |
Hô hào xây dựng văn hóa mạnh, nhưng vẫn giữ người phá hoại văn hóa chỉ vì họ mang về doanh số ngắn hạn – bất chấp việc làm xói mòn niềm tin của cả tập thể. |
Chê AI chưa thể thông minh như người, nhưng giao toàn bộ việc viết content, trả lời khách, làm báo cáo… cho một nhân viên đang kiệt sức — thay vì kết hợp thông minh giữa công nghệ và con người. |
Lo lắng mất dữ liệu chiến lược nên khóa chặt chia sẻ nội bộ, rồi ngạc nhiên khi nhân viên không học hỏi lẫn nhau, làm việc như các “ốc đảo” (SILO) riêng biệt. |
Mua phần mềm hàng tỷ đồng nhưng bỏ qua việc huấn luyện người dùng, để rồi chê hệ thống không hiệu quả – trong khi người dùng còn chưa biết tận dụng 30% tính năng cơ bản. |
Thu Hằng
Business Manager, TIGO Solutions