
Đột nhiên biến mất (Ghosting) trong công việc là gì? Cách ứng xử đúng cho nhà tuyển dụng và nhân viên
Last updated: October 08, 2024 Xem trên toàn màn hình



- 11 Feb 2024
Càng đọc càng thấm: 10 suy ngẫm sâu sắc từ nhà tâm lý học Carl Jung 1858
- 01 Oct 2024
"Tâm sinh tướng" là gì? 1160
- 01 Aug 2022
20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa 684
- 12 Jul 2023
Vì sao ngày càng nhiều dự án phần mềm thất bại? 430
- 09 Aug 2019
Nghịch lý Icarus - Nghịch lý nói hay làm dở (Good idea, bad execution) 422
- 01 Oct 2021
Sự Tự Điều Chỉnh (Self-Regulation) Là Gì? Tại Sao Nó Quan Trọng? 420
- 12 Apr 2023
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì? Vận dụng trong điều hành cuộc họp hiệu quả 372
- 04 Sep 2022
Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa và tác động của hiệu ứng cánh bướm 353
- 19 Dec 2023
Hồi tưởng lạc quan (Rosy retrospection): Khi những quá khứ tươi đẹp có thể đe dọa đến tương lai của bạn 344
- 07 Aug 2019
Câu chuyện thanh gỗ ngắn và bài học kinh doanh cho Doanh nghiệp 334
- 01 Apr 2023
Bí quyết đàm phán tạo ra giá trị từ câu chuyện Chia Cam 329
- 12 Feb 2025
Thành Công Không Chỉ Dựa Vào Chăm Chỉ, Trí Thông Minh Hay Tiền Bạc – Mà Cần "Căn Cơ" 297
- 14 Sep 2024
11 Cơ Chế Tâm Lý Che Giấu Cần Nhận Diện Để Hiểu Bản Thân và Người Khác 283
- 11 Sep 2024
Mindset, skillset, toolset là gì? 265
- 13 Feb 2025
Căn Cơ Là Gì? Yếu Tố Quyết Định Thành Bại Trong Cuộc Sống 237
- 20 Dec 2022
Bài học quản lý nhân sự từ một trận chung kết bóng đá 222
- 23 Jun 2024
Người trí tuệ không tranh cãi ĐÚNG/SAI 190
- 02 Oct 2023
OCEAN: Mô hình 5 tính cách Big Five 182
- 11 Sep 2022
Từ truyện “Thầy bói xem voi” tới quản trị bằng Tư Duy Hệ Thống 169
- 12 Jul 2021
Để chuyển đổi số, cần “bẻ gãy” (disrupt) trong tư duy 150
- 01 Jan 2025
Phương Pháp Shadow Work: Chìa Khóa Chữa Lành Và Phát Triển Bản Thân 139
- 01 Aug 2022
Bí quyết số 1 cho doanh nghiệp 4.0 với 10 chiến lược phát triển năng lực nhân sự CNTT 120
- 05 Dec 2022
Hỏi 5 lần (5 WHYs) – Kỹ thuật "đào" tận gốc cốt lõi vấn đề 116
- 01 Nov 2023
Lòng Tham Vi Tế: Khi Chúng Ta Chạy Theo Miễn Phí Mà Không Biết Đang Đánh Đổi Điều Gì 92
- 02 May 2024
Những trích dẫn hàng đầu của Albert Einstein để truyền cảm hứng và động lực 85
- 08 May 2024
Ghosting và Thao Túng Tâm Lý: Những Điều Gen Z Cần Biết để Bảo Vệ Bản Thân 69
- 18 Jan 2025
Echoist là kiểu người gì? Echoist khác với người hướng nội và người ái kỷ như thế nào? 61
- 22 Sep 2024
Hội chứng Zeigarnik – Tại sao những công việc dở dang "đọng" lại trong trí nhớ lâu hơn các công việc đã hoàn thành? 58
- 01 Nov 2024
Đừng Chỉ Làm Việc, Hãy Trưởng Thành: Bốn Bài Học Từ Thiền Nhật Bản 48
- 01 Jul 2020
8 Thiên Kiến Nhận Thức Mà Người Quản Lý Dự Án Cần Cảnh Giác 33
Ghosting là việc ngừng liên lạc mà không có một lời thông báo. Việc sử dụng "ghosting" bắt nguồn từ phương tiện truyền thông xã hội để chỉ việc hẹn hò, nhưng thuật ngữ này hiện được sử dụng bởi các nhà tuyển dụng để mô tả nhân viên và nhân viên tiềm năng đột nhiên biến mất. Người này bỗng dưng biến mất như "bóng ma" chẳng lời giải thích, hoặc là họ vẫn ở đó nhưng đối phương không thể liên lạc và biết chuyện gì đang xảy ra.
Thông thường, ghosting được sử dụng để mô tả:
- Một ứng viên cho vị trí tuyển dụng đột nhiên ngừng trả lời email.
- Những người mới được tuyển dụng không xuất hiện trong ngày đầu tiên đi làm.
- Nhân viên không xuất hiện trong một ca làm việc.
- Nhân viên nghỉ việc vào giữa ngày và không bao giờ quay trở lại.
Có nhiều từ ghép với ghost nhưng có cả nghĩa tiêu cực lẫn tích cực, thí dụ "Ghostwriter" nghĩa là người chấp bút.
Nguyên nhân dẫn đến Ghosting
Một số nhà phân tích cho rằng ghosting bắt nguồn từ sự đề cao bản thân của thế hệ millennial. Lập luận của họ là, các thành viên của thế hệ millennial đã được đề cao để cảm thấy họ thật đặc biệt, đặc biệt đến nỗi họ không cần phải tuân theo các quy tắc ứng xử thông thường.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khác vẫn cho rằng hành vi ghosting bắt nguồn từ những thay đổi trong thị trường việc làm và hiện nay chỉ đơn giản là sự phản ánh của quy luật cung cầu trong một thị trường việc làm lành mạnh. Trong bối cảnh này, lí do là bởi vì có nhiều vị trí cần được lấp đầy hơn so với những ứng viên khả thi, nhân viên tiềm năng cảm thấy thoải mái khi phớt lờ các nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự bởi vì họ biết có rất nhiều cơ hội khác ngoài kia.
Nhưng suy cho cùng, ghosting thể hiện sự thiếu tôn trọng tại nơi làm việc, thực tế đây có thể được coi là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp và chín chắn. Thay vì biến mất để tránh một cuộc trò chuyện có khả năng tiêu cực, thì quan trọng là các ứng cử viên và nhân viên phải học các kĩ năng mềm cần thiết để nói "không" một cách uyển chuyển và giữ liên lạc mở ở càng nhiều kênh càng tốt.
Làm thế nào để hạn chế hành vi ghosting và nhà tuyển dụng phải phản ứng thế nào trước tình huống đó?
Dễ thấy khi một người quản lý nhân sự cảm thấy thất bọng vì những ứng cử viên đột nhiên biến mất, nhưng điều đó cũng gây thất vọng không kém cho những ứng viên không nhận được bất kì phản hồi nào sau một cuộc phỏng vấn. Để giữ cho việc giao thiệp được mở ở cả hai phía, điều quan trọng mà bộ phận nhân sự phải làm là:
- Có kế hoạch liên lạc tại chỗ để thông báo cho các ứng cử viên về những gì họ mong đợi trong quá trình tuyển dụng
- Tạo một quy trình liền mạch rõ ràng bắt đầu ngay khi ứng viên nhận việc
- Dành thời gian để đích thân giới thiệu nhân viên mới với các đồng nghiệp. Mặc dù gửi một email chào mừng cho tất cả mọi người cũng hữu ích, nhưng nó không thể thay thế việc gặp mặt trực tiếp
- Cung cấp cho nhân viên mới một người hướng dẫn hoặc người liên hệ với những hiểu biết về tổ chức
- Thực hiện theo quy tắc 70-20-10 (70% học tập, 20% tương tác, 10% đào tạo) và xác minh cần đào tạo nhân viên mới những điều gì ngay lập tức. Nếu có thể, hãy hoãn các cơ hội đào tạo không cần gấp và đợi cho đến khi nhân viên mới có được một số kinh nghiệm và có thể khéo léo lồng ghép việc đào tạo vào từng bối cảnh
- Tạo một bảng phản hồi nhằm thông báo cho nhân viên mới về hiệu suất của họ trên cơ sở liên tục.
Nếu nhà tuyển dụng gặp phải hành vi ghosting, tốt hơn hết là họ nên tiếp tục và phỏng vấn người khác.
Cách ứng xử đúng dành cho nhân viên và ứng viên
Nếu cảm thấy không phù hợp với công việc hoặc gặp phải những cản trở nhất định, những ứng viên và nhân viên tìm cho mình một cách ứng xử đúng đắn. Sự phớt lờ sẽ phản ánh thái độ vô cùng kém chuyên nghiệp. Vì có thể trong tương lai bạn sẽ đánh mất cơ hội được đánh giá tốt hay đề bạt chỉ vì hành động ghosting. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Không nên bỏ phỏng vấn. Tiếp nhận điện thoại hoặc tới phỏng vấn trực tiếp, và thể hiện mình là một ứng viên thực sự có khả năng và có thể làm việc tự nguyện.
- Nếu bạn thực sự đã nhận công việc khác, cũng hãy xuất hiện, để cho đôi bên có cơ hội hiểu nhau hơn, hoặc đơn giản để giữ phép lịch sự khi nói rằng bạn đã thay đổi lựa chọn. Nhà tuyển dụng sẽ rất tôn trọng và biết ơn vì họ có thể sớm lên kế hoạch chọn người thay thế.
- Trao đổi thẳng thắn với cấp trên nếu bạn không thích công việc mình vừa nhận. Đôi khi chúng ta rơi vào tình huống muốn nghỉ việc ngay tuần đầu tiên. Nhưng nếu đã đồng ý nhận một vị trí công việc, dù chỉ là muốn thử độ phù hợp hoặc chưa thích nó lắm, bạn vẫn phải có trách nhiệm. Đừng ra ngoài ăn trưa rồi mãi mãi không quay về. Thay vào đó, bạn nên gom hết tất cả can đảm để có cuộc trao đổi chân tình, chia sẻ thẳng thắn với cấp trên.
(Theo Techtarget)
