
Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân và các giải pháp chữa lành FOMO
Last updated: August 15, 2024 Xem trên toàn màn hình



- 04 Mar 2020
Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month 2222
- 26 Jul 2024
"Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng? 1966
- 04 Sep 2021
Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp 1378
- 12 Nov 2024
"Nhân tình thế thái" là gì? "Thời thế" là gì? 966
- 04 Aug 2021
Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên 902
- 28 Apr 2023
Mô hình Why, How, What là gì? 861
- 07 Aug 2024
Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0 756
- 16 Mar 2022
[INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I) 738
- 01 Jul 2023
Phương pháp Shuhari - Làm sao học ít hiểu nhiều? 670
- 01 Aug 2022
"Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising? 564
- 15 Aug 2024
Kỹ năng thuyết trình với kỹ năng ABC (Accuracy, Brevity, Clarity) 554
- 01 Feb 2022
Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA 539
- 24 Mar 2021
Hiệu ứng Dunning-Kruger – Ảo tưởng sức mạnh về năng lực của bản thân 482
- 15 Apr 2023
Nghịch lý từ câu chuyện “một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo gây thù” 480
- 29 Sep 2022
Từ chuyện người ăn xin và chiếc cần câu cá, điều gì là quan trọng nhất: Kiến thức, kỹ năng hay thái độ với cuộc sống 452
- 01 Sep 2022
Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ? 440
- 29 Jul 2020
Câu chuyện mài chiếc rìu trước khi chặt cây: Bài học từ tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ - Abraham Lincoln 391
- 09 Aug 2022
Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui 385
- 16 Mar 2022
[INFOGRAPHIC] 32 thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần II) 362
- 15 Apr 2020
Phần mềm BPM là gì? So sánh với ERP và các phần mềm Workflows 361
- 03 Feb 2020
Sản phẩm OEM và ODM là gì? 356
- 04 Oct 2023
Authority bias (Thiên kiến uy quyền) là gì? 352
- 18 Jul 2020
Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần 349
- 04 Sep 2020
IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0? 336
- 11 Oct 2024
"Kham Nhẫn" Trong Kinh Doanh: Sức Mạnh Của Sự Kiên Nhẫn 319
- 08 Nov 2022
16 phong cách làm việc của người Nhật Bản mà Việt Nam cần học hỏi 313
- 01 Aug 2022
Đỉnh cao ứng xử của kẻ trí tuệ: Nhìn thấu không nói, biết người không bình, hiểu lý không tranh 298
- 12 May 2021
Các yêu cầu thay đổi (Change Requests) - nỗi ám ảnh của team dự án phần mềm 295
- 22 May 2022
Tư duy ngoài hộp (Thinking out of box) là gì? Tại sao quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp? 286
- 08 Dec 2023
Giải mã bí mật của trò chơi vô hạn và hữu hạn 285
- 14 Aug 2022
Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria) 284
- 01 Aug 2024
Infomercial - Chiến thuật "cô đọng" điều gì đó trong đầu người dùng 281
- 08 Dec 2023
Hiệu ứng Barnum là gì? Hiệu ứng Barnum tốt hay xấu? 251
- 04 Jan 2023
Đánh giá nhân sự theo chuẩn người Nhật 245
- 11 Sep 2022
Sức mạnh của lời khen 232
- 04 May 2024
Hiệu ứng FOMO trong phát triển phần mềm 222
- 10 Jul 2021
Chuyên gia chia sẻ các nguyên tắc tư duy sáng tạo hệ thống với tên gọi Systematic Inventive Thinking (SIT) 215
- 22 Jan 2025
Khi ngư dân không thể ra khơi, họ sửa lưới 201
- 17 Aug 2020
Mục tiêu dự án là gì? Làm thế nào để xác định mục tiêu? 195
- 01 Sep 2023
Định luật Goodhart và định luật Campbell - Nghịch lý về thành tích 177
- 14 May 2024
Chiến lược răng lược là gì? Làm thế nào để tận dụng chiến lược răng lược trong kinh doanh? 176
- 03 Sep 2020
Hiệu ứng rắn hổ mang, Luật Goodhart, Campbell & Chuyện thi cử 172
- 02 Oct 2023
Ngôi Chùa Trăm Năm và Viên Gạch Vỡ: Bài Học Thấm Thía Về Lỗi Nhỏ Trong Bức Tranh Lớn 168
- 10 Sep 2024
Tại sao những thứ chúng ta muốn lại ít khi có được? 165
- 08 Mar 2022
Mô hình nguồn mở hoạt động ra sao? 159
- 08 Mar 2020
Vì sao doanh nghiệp cần phải tạo Web bán hàng? 148
- 01 Sep 2020
Co-founder là gì? Vai trò của các Co-Founder khi lập nghiệp. 147
- 01 May 2023
[Tư vấn CNTT] Quản lý ngân sách CNTT cho doanh nghiệp 144
- 19 Aug 2020
Lift & Shift - Phương pháp tối ưu dịch chuyển hệ thống phần mềm qua đám mây 139
- 01 Apr 2022
Chi phí nhà thầu phụ chiếm bao nhiêu phần trăm gói thầu? 137
- 09 Jan 2025
10 Nghịch Lý Cuộc Sống Từ Phim Upstream (nghịch hành nhân sinh): Đối Mặt Rủi Ro Trong Thời Đại VUCA 134
- 16 Feb 2024
Nghịch lý của sự hoàn hảo: AI có thể quá tốt để sử dụng? 131
- 11 Sep 2020
Nghịch lý kinh doanh tại Mỹ: Chăm sóc khách hàng không tốt, nhưng công ty lại lãi lớn 123
- 03 Oct 2021
Khác biệt giữa thiết kế phần mềm và thiết kế công trình xây dựng 123
- 17 Feb 2018
Hệ luỵ khi sử dụng Web Hosting từ nhà cung cấp kém chất lượng 122
- 15 Mar 2024
Tê liệt vì suy nghĩ quá nhiều (Analysis Paralysis) là gì? 121
- 18 Mar 2018
Dịch vụ Hosting cho Website là gì? Các lời khuyên chọn Hosting tốt nhất 115
- 21 Mar 2024
12 triết lý sống tối giản bạn nên biết 115
- 09 Feb 2021
Tầm nhìn là gì? Tí dụ minh họa cụ thể về tầm nhìn 111
- 15 Sep 2020
Hai câu chuyện về dòng nước - Ao tù hay suối nguồn tươi trẻ? 105
- 02 Aug 2024
Tổng hợp các câu nói động lực - chất xúc tác cho sự phát triển bản thân 101
- 25 Apr 2018
Bảo hộ bản quyền phần mềm dưới khía cạnh sở hữu trí tuệ như thế nào? 92
- 09 Apr 2025
10 bẫy thao túng bạn có thể chưa biết 89
- 01 May 2025
Vì Sao Các Cửa Hàng Trung Quốc Không Vội Vã Phục Vụ Khách Hàng? 37
Giải mã hội chứng FOMO
FOMO là viết tắt của từ Fear of missing out. Đây là cụm từ chỉ về nỗi sợ của một ai đó khi bỏ lỡ hoặc bị mất cơ hội trước trào lưu đám đông. Những người mắc hội chứng này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi việc mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Họ luôn cho rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ mà mình không có được. Điều này kéo theo việc họ luôn bị thôi thúc phải hành động, phải làm điều gì đó ngay lập tức. Chính vì những suy nghĩ như vậy, người bị mắc hội chứng FOMO thường hành động thiếu lý trí, dẫn đến những quyết định sai lầm và để lại những hậu quả đáng tiếc.
Người mang hội chứng FOMO luôn nghi ngờ mọi người biết được điều gì hay ho mà mình chưa từng nghe qua. Điều này thôi thúc họ có những hành động thiếu lí trí, quyết định sai lầm gây ít nhiều hậu quả.
FOMO gây ra những ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, giảm sút sức khỏe tinh thần tổng thể. Từ đó, làm giảm hiệu suất và năng lực học tập, làm việc. Sự kém chú ý có thể dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông. Không chỉ thế, hội chứng này tạo ra tác động tồi tệ hơn ở những người có vấn đề sức khỏe tâm thần.
Hội chứng FOMO thường bao gồm 2 giai đoạn: lo sợ bỏ lỡ dẫn đến hành vi cưỡng chế. Cảm giác sợ hãi này ám ảnh tâm trí rằng người xung quanh luôn hơn mình. Họ sẽ đạt được thứ gì đó mà bản thân mình không đạt được.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc trong một buổi tọa đàm về đạo đức và văn hóa doanh nghiệp, thì thời nay không cón đặt ra vấn đề "ai hơn ai", mà phải đặt ra ra "ai cần hơn ai?". Với cách nghĩ này, chúng ta có thể thực hành chánh niệm (mindfulness) cho bản thân để xóa đi ám ảnh "thua kém bạn bè" hoặc "cảm thấy mình vô dụng trong xã hội".
FOMO có phải là một hiện tượng mới?
Mạng xã hội tạo ra một tình huống trong đó bạn so sánh cuộc sống thường ngày của mình với những điểm nổi bật trong cuộc sống của người khác.
Các phiên bản khác của FOMO
Lấy cảm hứng từ FOMO, một số khái niệm liên quan khác cũng đã xuất hiện. Một số trong số này có liên quan nhiều đến trải nghiệm của FOMO, trong khi một số khác có cách tiếp cận hơi khác:
- FOBO (Fear of Better Options): Ám chỉ nỗi sợ rằng bạn đang bỏ lỡ những lựa chọn thay thế có khả năng tốt hơn.
- MOMO (Mystery of Missing Out): Ám chỉ nỗi sợ rằng bạn đang bỏ lỡ điều gì đó nhưng lại không có bất kỳ manh mối nào về những gì bạn đang bỏ lỡ.
- ROMO: (Reality of Missing Out): Đề cập đến một thực tế rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
- FOJI (Fear of Joining In): Nỗi sợ chia sẻ mọi thứ trên mạng xã hội nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
- JOMO (Joy of Missing Out): Ngược với hội chứng FOMO là JOMO (Joy Of Missing Out) - tìm thấy niềm vui từ chính việc bỏ lở.
Biểu hiện của hội chứng FOMO
Cảm thấy buồn và thiếu sót khi bỏ lỡ một sự kiện
Bạn thấy buồn khi thấy hội bạn đăng hình vui chơi, dù bạn có thể không hợp và không thích cuộc hội họp như thế. Bạn không thích sự kiện đó nhưng vẫn đi một cách gượng ép vì sợ bỏ lỡ điều gì hay cơ hội nào đó. Bạn quyết định “hành động” mà lờ đi rằng điều mình bỏ lỡ có thể không có ý nghĩa với bản thân.
Cảm giác ít bạn bè, không được mời "nhậu" thường xuyên
Bạn cảm thấy mình lẻ loi, tự ti khi thấy có ít bạn bè. Trong khi ai cũng đi nhậu ít nhất 2 lần/tuần thì bạn luôn cảm thấy cô đơn ngay cả khi đã có gia đình riêng, hàng tối quây quần cùng vợ con.
Liên tục kiểm tra điện thoại và các trang mạng xã hội
Chúng ta kiểm tra điện thoại từng phút dù không có thông báo nào, vì sợ không bắt kịp thông tin hay trào lưu mới. Điện thoại trở thành vật bất ly thân không phải vì những giá trị thực sự của nó. Đó là vì nỗi sợ bỏ lỡ của bản thân.
Mua sắm vô tội vạ
Sự sợ hãi không bắt kịp xu thế dẫn đến sự mua sắm vô tội vạ dù thực tế chúng ta không có nhu cầu về món đồ đó. Những người này lo lắng về cái nhìn, ý kiến của người khác hơn là bản thân mình.
Tự ti về bản thân
Người mang hội chứng FOMO thường nhận thức bản thân mình kém cỏi sinh ra sự lo lắng và tự ti. Họ sợ bị người xung quanh lãng quên. Trong một tập thể, những người FOMO thường cảm thấy bản thân thua kém, ám ảnh này kéo dài có thể dẫn đến tác hại tiêu cực, stress, trầm cảm.
Luôn nói “Có”, luôn đưa ra lựa chọn mở
FOMO khiến con người lo sợ lựa chọn. Họ tránh sự bỏ lỡ, thiệt thòi cho bản thân nên đưa ra lựa chọn mở, cái nào cũng được. Họ cũng thường đồng ý với mọi việc. Người mang FOMO vừa muốn là người quyết định, vừa muốn không phải chịu trách nhiệm, chừa đường lui cho bản thân.
Nguyên nhân của hội chứng FOMO
Theo các chuyên gia nghiên cứu, FOMO có thể đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thông tin ở hiện tại khiến FOMO trở nên rõ ràng và đáng chú ý. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng FOMO như:
Sự thiếu niềm tin
FOMO là một cảm giác lo lắng xuất phát từ sự thiếu niềm tin. Những người mang hội chứng FOMO thường là những người có lòng tự trọng thấp, cảm thấy mình thua kém người khác và không coi trọng bản thân.
Sự so sánh
Nỗi sợ bỏ lỡ được hình thành từ cảm giác so sánh. Sợ mình không có những gì người khác có, không trải qua những gì người khác trải qua.
Dưới sự phát triển của mạng xã hội, con người nhận thấy mình “thiếu” nhiều hơn. Họ đem nhận thức sai lệch về cuộc sống đã qua chỉnh sửa của người khác áp lên bản thân. Sự truy cập liên tục dẫn đến sự so sánh liên tục, tạo ra những kì vọng không hợp lý. Điều này gây ảnh hưởng xấu, tạo cảm xúc tiêu cực, rối loạn, nặng hơn là trầm cảm.
Sự thiếu hạnh phúc
Hội chứng FOMO xuất hiện nhiều ở những người dùng mạng xã hội thường xuyên. Họ thường cầm điện thoại ngay khi thức dậy, trước khi đi ngủ và giữa các bữa ăn.
Những điều ở hiện tại không đủ làm họ hạnh phúc và hài lòng. Vì vậy, những người này tìm đến mạng xã hội để thấy tốt hơn. Công nghệ này giúp bạn có thể tương tác tức thời với mọi người qua mạng xã hội. Nhưng nghiên cứu và thực tế cho thấy điều này làm những người trẻ rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng hơn bao giờ hết.
Hội chứng FOMO có chữa "lành" được không?
Chuyển hướng sự tập trung (Change Your Focus)
Thay vì tập trung vào những điều mình thấy thiếu, hãy cố gắng tập trung vào những gì mình đang có. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh có thể giúp bạn vượt qua hiện tượng FOMO này. Bạn có thể lựa chọn hiển thị những nội dung tạo động lực và niềm tin cho mình, và hạn chế những nội dung có thể gây ra trạng thái tiêu cực cho bản thân.
Viết nhật ký (Keep a Journal)
Viết nhật ký và lưu giữ những hình ảnh có thể giúp bạn lưu giữ lại những điều thú vị bạn đã làm qua. Những nội dung này có thể được đăng tải trên trang cá nhân hoặc viết vào sổ cho riêng mình. Việc này giúp bạn nhận thấy và tập trung vào những giá trị sống của riêng mình.
Hãy thử cai nghiện không gian mạng (Try a Digital Detox)
Tạo ra kết nối thật sự (Seek Out Real Connections)
Sự tiện lợi của mạng xã hội khiến chúng ta “lười” hơn trong các mối quan hệ của mình. Chúng ta chờ đợi sự tương tác, trầm trồ của những người bạn “ảo” nhiều hơn. Từ đó, những mối quan hệ thật sự bị thu hẹp dẫn đến cảm giác lạc lõng, cô đơn nhiều hơn.
Thay vào đó, hãy lên kế hoạch những cuộc hẹn với bạn bè và tham gia các hoạt động yêu thích của bản thân. Việc này giúp bạn tạo ra những kết nối tinh thần và tập trung vào những giá trị quan trọng. Ngay cả khi không có thời gian ra ngoài, bạn có thể thông qua mạng xã hội để trò chuyện và chia sẻ với một vài người bạn thật sự. Điều này vẫn tốt hơn là chờ đợi những phản hồi mang tính “xã giao”.
Luôn nhìn thấy cơ hội trong bất cứ khó khăn nào. Thời điểm khó khăn sẽ cho bạn thấy những người bạn thật sự của bạn và vạch trần những kẻ giả dối.
Tập trung vào lòng biết ơn (Focus on Gratitude)
Lòng biết ơn thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của bạn với những sự việc và những người xung quanh. Điều này giúp bạn nhận thức và làm “đầy” những giá trị mà bạn đang có. Từ đó, sự biết ơn nâng cao cảm giác hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống của bạn.
Thay vì chìm sâu trong tiêu cực với sự thiếu thốn mà FOMO mang lại, bạn đối diện với nghịch cảnh sẽ tốt hơn. Vì nó có thể giúp bạn nhận ra những giá trị của bản thân mình. Bạn nhận ra những gì bạn có, nhận ra cuộc sống thực sự mà bạn cần.
Kết luận
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng FOMO. Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta quá nhiều lựa chọn, có quá nhiều thứ xảy ra nên hầu như chúng ta lúc nào cũng bỏ lỡ. Luyện tập sự tập trung vào những điều thật sự giá trị và ý nghĩa giúp chúng ta vượt qua hội chứng FOMO để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đọc thêm: Hiệu ứng FOMO trong phát triển phần mềm
