
"U MÊ" là gì?
Last updated: May 18, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 26 Jul 2024
"Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng? 1740
- 11 Feb 2024
Càng đọc càng thấm: 10 suy ngẫm sâu sắc từ nhà tâm lý học Carl Jung 1233
- 18 Mar 2024
"Giả ngu, giả ngốc" là một cảnh giới cao của người thành công 1080
- 12 Nov 2024
"Nhân tình thế thái" là gì? "Thời thế" là gì? 497
- 01 Sep 2022
Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ? 362
"U MÊ" dạo đây từ này được dùng nhiều, ai cũng cho rằng mình không u mê và sự u mê là của người khác.
"U mê" là một từ tiếng Việt có nghĩa là say mê một cách mù quáng, không còn tỉnh táo để phân biệt đúng sai, lợi hại. Nó thường mang nghĩa tiêu cực, chỉ trạng thái mất lý trí vì quá yêu thích, tin tưởng, hoặc bị cuốn hút vào một điều gì đó mà không suy xét kỹ càng.
"U mê" là một trạng thái tâm lý thiếu sáng suốt, mù mịt trong nhận thức, không phân biệt được đúng – sai, thiện – ác, thật – giả. Đây là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo, thường được liên kết với vô minh – nguyên nhân gốc rễ của khổ đau.
Định nghĩa dễ hiểu hơn:
- "U mê" = mê muội, mất khả năng suy xét đúng sai.
- Có thể dùng cho cảm xúc (yêu, thần tượng), hành vi (theo trend), hoặc niềm tin (phong thủy, tín ngưỡng sai lệch).
Theo giáo lý Đức Phật:
U mê là gốc của luân hồi, là cái che khuất chân lý (Tứ Diệu Đế, Nhân quả, Duyên khởi...). Người u mê thường:
- Chấp ngã (cho cái tôi là thật)
- Bám víu vào vật chất, cảm xúc
- Không tin nhân quả
- Không hiểu vô thường, khổ, vô ngã
- Hành động theo tham – sân – si
Cách hóa giải u mê:
Phật dạy rằng trí tuệ là ngọn đèn soi sáng u mê. Muốn hết u mê, cần:
- Nghe pháp – học Phật
- Quán chiếu vô thường – vô ngã
- Giữ giới, tu thiền, sống chánh niệm
- Tránh bạn ác, gần người có trí
Một dạng “u mê” nguy hiểm trong xã hội hiện nay là mê tín mù quáng vào các vị tự xưng là “phật sống”, “thánh hóa thân” hay “có căn có quả”. Nhiều người vì cả tin đã bị dẫn dụ cúng dường tiền bạc, nhà cửa, đất đai với những lời hứa hẹn như “công đức vô lượng”, “phúc đức vô biên”, “kiếp sau làm vua, làm quan”, "500 kiếp sau thành đại gia bất động sản".... Khi đã u mê đến mức tin rằng chỉ cần nộp tài sản là giải nghiệp, thay vì tự thân tu sửa hành vi và tâm thức, họ trở thành nạn nhân của những kẻ trục lợi tâm linh. Đây là biểu hiện rõ nét của việc đánh mất lý trí và trao vận mệnh bản thân vào tay kẻ khác, mà không nhận ra mình đang bị thao túng bởi những lời nói hoa mỹ nhưng rỗng tuếch.
Đừng u mê nữa, nên nhớ: "Tâm ta ở đâu, Nghiệp ta ở đó"
Chúng ta sống trên đời phải hiểu quy luật vận hành của tự nhiên, chẳng hạn sông không bao giờ chạy theo đường thẳng, nước chảy chổ trũng, luật "rừng" là luật tự nhiên...
Bạn nghe nhan nhản câu cổ nhân kiểu như "một nghề cho chín còn hơn chín nghề", "ai làm người đó chịu (nghiệp báo)"... hoặc các thông điệp mời chào kiểu "lùa gà" như: "học ngay công cụ AI này, kiếm 10 ngàn đô mỗi tháng", "trở thành chuyên gia lĩnh vực bạn đang làm"...
Bạn có thấy người giàu có tự thân nào mà hoàn toàn làm một lĩnh vực chưa ? Họ phải bươn chải đủ đắng cay nhiều nghề, đầu tư nhiều thứ đang chìm đang nổi ... để thành tựu.
Các ví dụ thực tế khác trong đời sống:
1. U mê trong tình yêu
👤"Nó bị u mê con bé đó rồi, dù biết bị lợi dụng mà vẫn cho vay tiền, đưa xe, lo ăn học."
Giải thích: Bị tình cảm làm mù quáng, không phân biệt được người kia tốt hay xấu.
2. U mê thần tượng
👤"Nhiều bạn trẻ u mê idol K-pop đến mức bỏ học, đập ống heo để mua lightstick và album."
Giải thích: Quá cuồng thần tượng, đánh đổi cả những thứ quan trọng như học hành và tiền bạc.''
3. U mê làm giàu nhanh
👤"Anh ta u mê theo đa cấp, bỏ việc ổn định để đi bán hàng online với giấc mộng triệu phú."
Giải thích: Tin vào những hứa hẹn không thực tế, dẫn đến quyết định sai lầm.
Một hình thức “u mê” phổ biến hiện nay là tin theo các mô hình đa cấp và các chiêu trò hứa hẹn “việc nhẹ lương cao” một cách mù quáng. Nhiều người bị thu hút bởi những quảng cáo tinh vi, các thủ đoạn marketing rập khuôn, thậm chí bị đánh lừa bởi hình ảnh deep fake giả mạo để tạo niềm tin sai lệch. Họ tin rằng chỉ cần đầu tư tiền bạc hoặc sức lực ít ỏi sẽ nhận về lợi nhuận lớn mà không cần nỗ lực thật sự. Tương tự, việc quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng hay những sản phẩm “miễn phí” được tặng kèm cũng là biểu hiện của sự u mê, thiếu tỉnh táo trong chọn lựa và đánh giá thông tin, dẫn đến mất tiền bạc, thời gian và sức khỏe mà không thu được kết quả như mong đợi.
4. U mê quyền lực
👤"Có những người u mê chức vụ đến mức sẵn sàng đạp lên đạo đức để leo lên cao."
Giải thích: Vì quá khát khao quyền lực mà bỏ qua lẽ phải, bất chấp hậu quả.
5. U mê mê tín
👤"Bà ấy u mê bói toán, cái gì cũng phải xem thầy mới dám làm."
Giải thích: Không còn lý trí, để bói toán chi phối mọi quyết định trong đời sống.
Dấu hiệu nhận biết người đang "u mê":
- Không nghe lời khuyên của người khác.
- Bào chữa cho hành động sai trái của đối tượng họ tin tưởng.
- Đầu tư thời gian, tiền bạc, cảm xúc quá mức.
- Từ chối dữ kiện, lý lẽ, hoặc sự thật trái với niềm tin đang có.
- Đặt "giới luật" cao hơn "pháp luật".
Kết luận
U mê không phải là ngu dốt, mà là không thấy đúng – và ai trong chúng ta cũng có phần nào u mê trong tâm. Con đường tu học là hành trình làm sáng tâm trí, để sống đúng với chân lý, thoát khổ đau.