
Những Chiêu Trò Lừa Đảo Tài Chính 4.0: Từ Đa Cấp Đến Startup Ảo
Last updated: July 27, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 26 Jul 2024
"Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng? 1995
- 12 Nov 2024
"Nhân tình thế thái" là gì? "Thời thế" là gì? 1034
- 01 Sep 2022
Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ? 456
- 04 Oct 2023
Authority bias (Thiên kiến uy quyền) là gì? 359
- 04 Sep 2020
IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0? 342
- 01 Aug 2022
Đỉnh cao ứng xử của kẻ trí tuệ: Nhìn thấu không nói, biết người không bình, hiểu lý không tranh 300
- 08 Dec 2023
Giải mã bí mật của trò chơi vô hạn và hữu hạn 289
- 01 Aug 2024
Infomercial - Chiến thuật "cô đọng" điều gì đó trong đầu người dùng 289
- 08 Dec 2023
Hiệu ứng Barnum là gì? Hiệu ứng Barnum tốt hay xấu? 262
- 02 Oct 2020
Case Study: "Quay trục chiến lược" (pivot startup) với cấu trúc khởi nghiệp kim tự tháp 246
- 04 May 2024
Hiệu ứng FOMO trong phát triển phần mềm 228
- 02 Oct 2022
Tổng hợp 12 bước "bẻ ghi" (pivot business) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 225
- 08 Oct 2024
Những bài học từ Jensen Huang - CEO của NVIDIA 198
- 04 Sep 2023
"Shark" Bình tạo ra tâm điểm cõi mạng với những lời khuyên "xanh chín" cho startup 179
- 21 Mar 2024
12 triết lý sống tối giản bạn nên biết 116
- 02 Aug 2024
Tổng hợp các câu nói động lực - chất xúc tác cho sự phát triển bản thân 102
- 09 Apr 2025
10 bẫy thao túng bạn có thể chưa biết 89
- 02 Jul 2024
Mô hình Ponzi là gì? Nhận diện Ponzi trong xã hội hiện đại và các ví dụ thực tế 70
- 01 Oct 2024
CẢNH BÁO: Chiêu Lừa Đảo Mới Nhắm Vào Các Công Ty IT – Dự Án Khủng Nhưng Giá Rẻ Khó Tin! 57
- 28 Feb 2025
“Học giỏi” hay “giỏi học”? 57
- 09 Dec 2024
10 nghịch lý quản trị khiến tổ chức mãi loay hoay 44
- 07 Feb 2025
Buyer’s remorse: Sự hối hận của người mua sau khi chốt đơn mua hàng 39
- 02 May 2025
Vì sao học giỏi mà vẫn nghèo, học dốt lại thành đạt trong cuộc sống? 27
- 13 Feb 2025
[Học Tiếng Anh] 20 bài học từ “Rich Dad Poor Dad” 26
Bạn không cần phải nhẹ dạ, cả tin hay thiếu hiểu biết để bị lừa trong thời đại 4.0. Chỉ cần một chút FOMO, một lời mời gọi từ người có tiếng, hoặc một dự án nghe “rất công nghệ”, bạn đã có thể mất trắng hàng trăm triệu mà không biết mình bị lừa.
Những kẻ lừa đảo ngày nay không còn mặc vest cũ kỹ đi gõ cửa từng nhà. Chúng ẩn mình dưới lớp vỏ hào nhoáng của startup công nghệ, fintech, blockchain, hay mạng xã hội "Make in Vietnam", cùng những bài PR rầm rộ và gương mặt sáng láng trên truyền hình.
Lừa đảo hiện đại không phải là chuyện viễn tưởng. Nó đang diễn ra từng ngày – trên mạng xã hội, trong group đầu tư, tại các hội thảo truyền cảm hứng, và cả trong những công ty có sản phẩm thật.
Bài viết này là một hồi chuông cảnh tỉnh, giúp bạn nhận diện 6 hình thức lừa đảo phổ biến nhất thời đại số – trước khi chính bạn, người thân hoặc cộng đồng xung quanh trở thành nạn nhân tiếp theo.
“In the digital age, scams don’t knock on your door—they slide into your DMs.” — The Atlantic
(Trong thời đại kỹ thuật số, lừa đảo không gõ cửa nhà bạn mà chúng sẽ trượt vào tin nhắn trực tiếp của bạn).
Thế giới hiện đại không thiếu cơ hội đầu tư, nhưng cũng không thiếu những cái bẫy tinh vi đội lốt "cách mạng công nghệ", "giấc mơ tài chính", hay "sứ mệnh nhân văn". Từ đa cấp thời 4.0 đến các startup công nghệ vô hồn, hàng tỷ USD đã ra đi dưới lớp vỏ đạo mạo và sáng bóng.
Vì sao lừa đảo thời nay ngày càng khó nhận diện?
- Sản phẩm có thật, nhưng không có khả năng sinh lời.
- Đội ngũ có tiếng, nhưng mục tiêu không rõ ràng.
- Ngôn ngữ hào nhoáng (AI, blockchain, token, ESG…), nhưng thiếu logic kinh doanh.
- Lợi dụng FOMO, đánh vào tâm lý "mất cơ hội là mất đời".
Các chiêu trò hiện đại không còn đơn thuần là một email lừa tiền. Chúng được thiết kế như những "trải nghiệm đầu tư đẳng cấp", với chiêu thức truyền thông chuyên nghiệp và cộng đồng "tin tưởng lẫn nhau".
6 Hình Thức Lừa Đảo Tài Chính Thịnh Hành Nhất Hiện Nay
1. Đa cấp thời 4.0 – Đào tạo làm giàu trá hình
“99% người tham gia MLM bị lỗ sau khi trừ chi phí.” — FTC (Hoa Kỳ)
- Tuyển người là chính, bán hàng là phụ (hoặc không có hàng).
- Lợi nhuận không đến từ sản phẩm, mà từ phí gia nhập hoặc hệ thống thưởng.
- Ngụy trang bằng khóa học kinh doanh, ứng dụng AI kiếm tiền, chương trình khởi nghiệp cộng đồng…
2. Ponzi công nghệ – Hứa hẹn lãi suất phi lý
“Chỉ riêng năm 2022, scam dạng Ponzi qua crypto gây thiệt hại trên 2 tỷ USD.” — FBI
- Cam kết lãi 10–30%/tháng.
- Lấy tiền người sau trả cho người trước.
- Thường kèm các từ khóa “quỹ đầu tư AI, sàn giao dịch tự động, NFT staking…”
Ví dụ: BitConnect, OneCoin, iFan (Việt Nam).
3. ICO & GameFi ma – Bán token lấy tiền rồi... biến mất
“80% các ICO năm 2017 được xác định là scam hoặc biến mất sau 2 năm.” — Bloomberg
- Huy động vốn qua bán token/tokenomics.
- Dự án không có sản phẩm thực, hoặc chỉ có bản demo, game lỗi, app chưa phát hành.
- Whitepaper copy, đội ngũ nặc danh, smart contract không minh bạch.
4. Lừa đảo ESG / từ thiện công nghệ
- Dự án trồng rừng ảo, xây trường học, đầu tư carbon credit... không có báo cáo thật.
- Đánh vào cảm xúc và đạo đức – nhà đầu tư cảm thấy mình đang “góp phần thay đổi thế giới”.
5. Celebrity Scam – Người nổi tiếng tiếp tay (vô tình hoặc cố ý)
- Gắn hình ảnh ca sĩ, hot TikToker, cựu chiến binh cấp tướng về hưu, doanh nhân nổi tiếng để quảng bá dự án đầu tư.
- Nhiều người nổi tiếng bị lôi kéo hoặc được trả tiền để quảng cáo mà không hiểu bản chất.
Ví dụ: Kim Kardashian bị phạt $1.26 triệu vì quảng bá token EthereumMax không minh bạch.
6. Startup “bán mơ” – Có sản phẩm, có danh tiếng, nhưng không thể thương mại hóa
“Some startups sell products. Others just sell hope.” — The Economist
(Một số công ty khởi nghiệp bán sản phẩm. Những công ty khác chỉ bán hy vọng).
Bản chất: Đây là hình thức lừa đảo dựa trên sự hấp dẫn của công nghệ, kết hợp với danh tiếng cá nhân hoặc tổ chức để huy động vốn từ hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ (angel investor, F1, F2...). Tuy sản phẩm có thật, có đội ngũ kỹ sư làm việc, có demo, nhưng:
- Không có mô hình kinh doanh rõ ràng.
- Khó cạnh tranh thực tế với các Big Tech toàn cầu.
- Dự án mang tính “xây lâu đài trên mây” – đốt tiền vô hạn, nhưng không có con đường thương mại hóa.
Về mặt pháp lý thì đây scam hợp pháp do người đầu tư cam kết góp tiền theo hình thức tự nguyện và cùng chia sẻ rủi ro. Scam dạng này thực chất là trá hình startup đổi mới sáng tạo, với đặc điểm:
- Sản phẩm có thật, thường là ứng dụng công nghệ cao, mạng xã hội, thương mại điện tử.
- Sáng lập có danh tiếng: cựu CEO Big Tech, tiến sĩ, viện nghiên cứu, thậm chí đại diện quỹ đầu tư nước ngoài.
- Không có mô hình kiếm tiền thực tế: đốt vốn liên tục, không có khách hàng trả tiền, sống bằng vốn vòng sau.
Dự án "xe đạp in 3D nhẹ như Macbook Air" từng được sáng lập bởi cựu CEO Facebook Việt Nam, huy động gần 20 triệu USD từ hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư thiên thần (angel investor). Sau 2 năm, sản phẩm lỗi, không có người dùng thật, tiền mất mà pháp lý không xử được vì… không ai “trốn chạy” và vẫn còn “đang phát triển”.
Tên gọi tiếng Anh cho loại hình này:
Tên gọi | Ý nghĩa |
---|---|
Innovation Theater | Kịch nghệ đổi mới (làm ra vẻ đổi mới, nhưng không có giá trị thật sự) |
Techno-utopian Ponzi | Ponzi trá hình trong lớp áo công nghệ |
Narrative Fraud | Lừa đảo bằng câu chuyện hấp dẫn |
Vanity Startup | Startup hư danh (khởi nghiệp vì danh tiếng) |
Hope-based Venture | Dự án sống bằng niềm tin |
Một số dấu hiệu nhận biết:
Dấu hiệu | Ví dụ |
---|---|
Lời hứa phi thực tế | “Sẽ là mạng xã hội dành riêng cho người Việt thay vì Facebook”, “Sẽ giúp hàng triệu người kiếm tiền trên nền tảng mới tốt hơn Tiktok”.... |
Dựa vào danh tiếng | Sáng lập bởi cựu CEO, chuyên gia học ở Mỹ, viện nghiên cứu có tiếng |
Gọi vốn từ cộng đồng nhỏ lẻ | Kêu gọi hàng ngàn người đầu tư với kỳ vọng lãi gấp 10–20 lần |
Không có khách hàng trả tiền thực tế | Tăng trưởng người dùng hoặc lượt tải, nhưng không có doanh thu thực |
Tập trung truyền thông và báo chí nhiều hơn là phát triển khách hàng thật | PR dồn dập, truyền thông rầm rộ nhưng không chứng minh được hiệu quả kinh doanh |
Cách tự bảo vệ mình trong thời đại “lừa đảo hợp pháp”
-
Hiểu nguyên lý kinh doanh: Tiền lãi đến từ đâu? Từ khách hàng thật hay từ người sau?
-
Đừng tin vào danh tiếng: CEO từng làm ở Big Tech không có nghĩa là dự án đáng tin.
-
Cảnh giác với lời hứa “thay đổi thế giới” quá nhanh.
-
Đọc kỹ báo cáo tài chính, mô hình kinh doanh, đội ngũ.
-
Tìm kiếm đánh giá độc lập trên các trang kiểm định như:
-
glassdoor.com (review nội bộ công ty)
Kết luận
Trong một thế giới mà niềm tin trở thành tài sản dễ bị thao túng, mỗi nhà đầu tư cá nhân cần trang bị tư duy phản biện, kiến thức tài chính, và bản lĩnh để nói "không" với những lời mời gọi hấp dẫn nhưng vô căn cứ.
“Hãy đầu tư vào kiến thức trước khi đầu tư vào tài sản.” — Benjamin Franklin
Nguyễn Thị Kiều
Tổng hợp từ Internet
- The Modern Ponzi Schemes – The Atlantic
- Crypto Scams and the Psychology Behind Them – Forbes
- Innovation Theater and Startup Hype – The Economist
- Scam Reports 2023 – FBI, FTC
- Bloomberg Tech Fraud Analysis 2022–2024
